NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI BIẾN ĐỔI CÙNG NĂM THÁNG – TÁC GIẢ ĐỒNG MINH SƠN

                                                      Nội,Ngày10 tháng10 năm 2021

Ngày7.5.1954,Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam đã toàn thắng,làm vang dội năm châu ,chấn động địa cầu; đó là mốc son ghi dấu chấm hết cho cuộc xâm lược của Thực dân Pháp tại Việt Nam và Đông Dương.

    Theo Hiệp định Giơ-ne- vơ,quân Pháp phải tạm thời rút vào phía Nam vĩ tuyến 17. Quân đội.Cách mạng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về tiếp quản Thủ đô Hà  Nội ngày 10.10.1954 trong rừng cờ hoa rực rỡ phố phường .

     Thủ độ Hà Nội lúc ấy không lớn, chỉ có khoảng 38 vạn dân .Trong đó 7,7  vạn người  thất nghiệp và 7 vạn người mù chữ. Hà Nội là thành phố Thủ đô mới được tiếp quản; Chính quyền Cách mạng phải bắt đầu triển khai các nhiệm vụ cấp bách để  vận hành một đô thị, ổn định đời sống của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Thủ đô; đảm bảo an ninh,trật tự xã hội; ổn định sản xuất và sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân thành phố v.v…

      Theo y kiến của một số cán bộ lão thành có mặt tại Hà Nội từ năm 1954 thì lúc ấy không có văn bản pháp lý về việc thành lập Ngành Xây dựng Hà Nội. Song, với một thành phố Thủ đô mới được giải phóng đang có rất nhiều việc phải làm, nhất là những gì liên quan đến việc vận

hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; sửa chữa,cải tạo và xây mới nhà ở đô thị; quản lý đô thị và từng bước xây dựng phát triển thành phố trong tình hình mới v.v…Thành uỷ Hà Nội đã phân công đồng chí Trần Sâm, khi ấy là ủy  viên Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp Chỉ đạo và hình thành một bộ phận cán bộ, chiến sỹ, nhân viên cùng triển khai các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng và quản lý đô thị ngay  từ khi chuẩn bị và triển khai tiếp quản Thủ đô Hà Nội.

Sau đó,lãnh đạo Thủ đô Hà Nội lấy ngày 10.10.1954 là ngày thành lập Ngành Xây dựng Hà Nội.

Ngày hội truyền thống của Ngành Xây dựng Hà Nội có từ đó.

      Với hai nhiệm vụ chiến lược: Đưa miền Bắc nước ta tiến lên XHCN và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà;Thủ đô Hà Nội đã từng bước phát triển và mô hình quản lý thành phố; cũng biến động phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất XHCN.

      Quá trình xây dựng và phát triển, Ngành Xây dựng Hà Nội cũng biến động cùng năm tháng, Đầu tiên là một bộ phận, tiến tới một sở/ cục quản lý ngành với chức năng tham mưu giúp việc Chính quyền thành phố về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, nông thôn ngoại thành.Vừa làm quản lý phát triển, vừa quản lý vận hành nhà ở,công trình đô thị và một phần công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.

     Khi hoạt động sản xuất – kinh doanh có nhu cầu phát triển chuyên môn hoá thì Hà Nội cơ cấu lại thành các sở quản lý ngành: Xây dựng, Thuỷ lợi, Nhà đất, Giao thông vận tải, Công trình đô thị ,Tiếp đến là thành lập Uỷ ban  XDCB thành phố và Sở quản lý ruộng đất….Giai đoạn này Sở  Xây dựng vẫn làm quản lý phát triển là chính, đồng thời trực tiếp quản lý các doanh nghiệp quốc doanh về thiết kế, xây lắp,sản xuất cấu kiện, vật liệu xây dựng…

     Vào khoảng năm 1970, Ngành Xây dựng Hà Nội được Thành ủy và Chính quyền thành phố bổ sung ba tiến sĩ là các đ/c Lê Ất Hợi, Phạm Sỹ Liêm,Trương Tùng điều từ trường ĐHXD về thành Phố.

     Sau đó,Hà Nội có nhà lắp ghép BTCT tấm lớn và mô hình sản xuất chuyên môn hoá theo loại sản phẩm,bao gồm các lĩnh vực thiết kế, xây lắp, sản xuất cấu kiện và vật liệu xây dựng.

     Tại Sở  Xây dựng có các Ban kiến thiết, tức ban quản lý đầu tư xây dựng công trình như: Ban kiến thiết nhà ở ,Ban kiến thiết ủy thác vốn, Ban kiến thiết các công trình vật liệu xây dựng v.v…

      Những năm sau này, nhiều người chê nhà BTCT lắp ghép tấm lớn có diện tích giao thông nội bộ và khu phụ quá bé. Nếu có người chết phải chuyển quan tài qua cửa sổ.

      Nếu ai đã tiếp cận với quy hoạch xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và  các toà nhà 4 tầng khu phố Quang Trung ,thành phố Vinh  vào những năm 76 của thế kỷ XX do Cộng hoà dân chủ Đức  viện trợ và giúp ta thiết kế thì chắc còn nhớ rằng,  các chuyên gia quy hoạch xây dựng và kiến trúc của Đức và kiến trúc sư Việt Nam đã phải vất vả thuyết trình để những người có thẩm quyền chấp thuận cho phép thay đổi không quy hoạch xây dựng dồn vào một cụm như trước kia nhằm tiết kiệm chi phí làm đường sá, tiết kiệm đường dây điện, đường ống cấp thoát nước v.v…nên đã có quy hoạch thành phố Vinh kết nối với thị xã Cửa Lò  với những hành lang xanh gồm  cây nông  nghiệp và cây đô thị để chống nóng cho khu vực miền Trung Việt Nam mà ngày nay các quy hoạch mới đang hướng tới. Hoặc,cho phép tăng diện tích giao thông nội bộ và diện tích phụ, giảm các diện tích ở trong nhà chung cư đô thị loại cao tầng để có khu chung cư thành phố  Vinh thông thoáng hơn các chung cư khác cùng thời…thì chắc là bà con sẽ đồng cảm hơn với nhà ở lắp ghép tấm lớn Hà Nội trước đó.

     Tuy nhiên, cũng xin nói thêm rằng, chuyên môn hoá sản xuất thường đi liền với hiệp tác hoá sản xuất.Nhưng,khi cho ra đời những doanh nghiệp sản xuất chuyên môn  hoá mà vẫn điều hành hiệp tác hoá sản xuất bằng mệnh lệnh hành chính thông qua các cuộc họp giao ban từ cơ sở đến thành phố là chủ yếu thì mô hình chuyên môn hoá dần dần bị phá sản là điều dễ hiểu.Và, nhà ở lắp ghép tấm lớn mẫu mã đã lạc hậu dần mai một cũng là đúng. Hà Nội lúc đó đang chuẩn bị xây dựng nhà

máy BTCT đúc sẵn tại khu vực Đại Thanh  do Liên Xô viện trợ nhưng đã lạc hậu hàng chục năm rồi, rất may là Thành ủy và  Chính quyền thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề nghị của Sở Xây dựng cho chuyển về Bộ Xây Dựng lắp dựng tại Xuân Mai.

     Cuối năm 1986, Đảng ta có đường lối đổi mới. Theo chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, Hà Nội giải thể Uỷ Ban XDCB thành phố, thực hiện chế độ Kiến trúc sư trưởng thành phố tương tự mô hình của Liên Xô cũ và Cộng hòa dân chủ Đức trước đây. Sáp nhập và cơ cấu lại hai sở Nhà đất và Quản lý ruộng đất thành Sở Tài nguyên và Môi trường. Sáp nhập hai sở Giao thông vận tải và sở Công trình đô thị thành Sở Giao thông công Chính. Nhập sở Thuỷ lợi vào sở Nông nghiệp

thành Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

     Chuyển nhiệm vụ cấp phép xây dựng từ Văn phòng Kiến trúc sư trưởng về Sở Xây dựng.

     Chuyển chức năng tham mưu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị từ Sở Giao thông công chính về Sở Xây dựng (theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ năm 2008).

     Mô hình Kiến trúc sư trưởng thành phố chuyển thành Sở Quy hoạch-Kiến trúc.

     Theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khoá Xll ,Hà Nội và Hà Tây cũ hợp nhất thì hai sở xây dựng hai địa phương cũ hợp nhất thành Sở Xây dựng Hà Nội.

      Theo đó, đến năm 2021,khối xây dựng và quản lý đô thị của Hà Nội  có các sở:

     Quy hoạch-Kiến trúc, Xây dựng,Tài nguyên và Môi trường,Giao thông .

     Cùng bốn Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình xây dựng trực thuộc UBND thành phố gồm:

     Ban quản lý đầu tư và xây dựng các công trình giao thông.

     Ban quản lý đầu tư và xây dựng các công trình dân dụng và công  nghiệp.

     Ban quản lý đầu tư và xây dựng các công trình cấp,thoát nước .

     Ban quản lý đầu tư và xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

     Viện Quy hoạch xây dựng cũng trực thuộc UBND thành phố.

      Ngoài ra,có một số Ban quản lý đầu tư và xây dựng quy mô nhỏ trực thuộc các sở và quận,huyện.

      Theo đó,việc cải cách hành chính hệ thống chính quyền thành phố coi như đã triển khai được một  bước: tinh giản bộ máy cơ quan hành chính, giảm đầu mối, tách các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh khỏi cơ quan quản lý nhà nước, phân định quản lý phát triển và quản lý vận hành,từng bước phân định đầu mối chủ trì và cơ quan phối hợp.

      Thành ủy lãnh đạo công tác quản lý thông qua công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra và các chương trình công tác mỗi nhiệm kỳ.

      Thành phố Hà Nội cũng đang thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết của Quốc hội khoá XlV,bỏ mô hình HĐND phường trực thuộc quận và thị  xã.

       UBND thành phố và Chủ tịch UBND thành phố ngoài chức năng, nhiệm  vụ chính quyền cấp tỉnh, còn được giao một số nhiệm vụ về điều hành và quản lý một số việc về quản lý đô thị. Cấp này được chi phối bởi luật chính quyền địa phương và luật (hoặc quy định) về chính quyền đô thị. Nghĩa là phải kết hợp ngay tại địa bàn hoạt động của mình việc quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. Ngoài ra còn phải tuân thủ cơ chế (người đứng đầu) trong hoạt động của mình.Vấn đề này đương nhiên quan hệ chặt chẽ với hệ thống quản lý của các sở,ngành,quận,huyện của Hà Nội mà các nhà quản lý thành phố Thủ đô phải tính đến, nhất là với các địa bàn đô thị hoá nhanh.

     Qua đó,giúp ta có thể nhận biết chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Sở Xây dựng Hà Nội hiện nay tập trung vào việc tham mưu và quản lý như sau:

     Một là tham mưu và giúp việc quản lý vận hành hệ thống các công trình đô thị thuộc toàn thành phố. Lĩnh vực này trước đây do Sở quản lý công trình đô thị thành phố thực hiện.

     Hai là tham mưu và giúp việc quản lý vận hành nhà ở đô thị Hà Nội. Lĩnh vực này trước đây do Sở Quản lý nhà đất thành phố thực hiện.

     Ba là tham mưu và giúp việc quản lý một phần kinh tế – kỹ thuật ngành xây dựng như: cấp phép xây dựng; thẩm định một số công trình xây dựng theo phân cấp; quản lý nhà nước về giá vật liệu xây dựng,

sản phẩm xây dựng; quản lý nhà nước về trật tự xây v.v…

     Về nguyên tắc sẽ thấy:Với chức năng quản lý xây dựng đô thị thì quản lý theo ngành là chính.Với chức năng cơ quan giúp việc chính quyền địa phương thì Sở Xây dựng có thêm nhiệm vụ quản lý theo địa bàn, cả đô thị và nông thôn.

     Thí dụ: Ai muốn hỏi rằng việc xây dựng nông thôn mới cần giữ bản sắc nhà ở nông thôn Việt Nam.

Vậy,bản sắc đó là thế nào ? Sở Xây dựng Hà Nội sẽ trả lời?

     Theo đó cho thấy, Sở Xây dựng Hà Nội đang tham mưu và quản lý vận hành công trình đô thị ngày càng nhiều. Việc quản lý phát triển ngày càng giảm nhưng chức năng tham mưu lại tăng dần.

    Những nút thắt, bất cập trong quản lý mà sở phải đối mặt cũng không ít.Trong đó,có những bất cập phát sinh từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đầu tư mà khi ấy chưa thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng tham mưu thì sao.?

Thí dụ : Nhà ở đô thị tại Hà Nội phần nhiều là chung cư cao tầng đa sở hữu, khó quản lý vận hành hơn chung cư cho thuê, nhất là khi cần cải tạo hoặc tái thiết chung cư. Nhưng thực tế xã hội đang diễn ra hầu như khuyến khích xây dựng chung cư đô thị để bán thành chung cư đa sở hữu. Sở Xây dựng có thấy cần cơ cấu lại phân khúc thị trường nhà ở đô thị loại này.?Sở nên tham mưu với Chính quyền thành phố thế nào đây.?

      Các lĩnh vực: thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, điện chiếu sáng công cộng, duy tu bảo trì cây xanh đường phố và vườn hoa, công viên v.v…thường không đủ nguồn thu nên rất khó huy động xã hội hoá đầu tư.Vấn đề này nên tham mưu thế nào?

      Năm 2020 và đầu năm 2021,tại Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ Xlll đã bàn nhiều về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, đó là  dấu hiệu đáng mừng. Đại hội đại biểu Đảng bộ Hà Nội và Đại hội Xlll của Đảng đều đã xác định đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng đô thị là khâu đột phá chiến lược.

      Ngành xây dựng Thủ đô và Sở Xây dựng Hà Nội có vị trí quan trọng trong việc đưa Nghị quyết của Đảng và đưa quy hoạch xây dựng Thủ đô  vào cuộc sống xã hội.

      Cả hệ thống chính trị thành phố và đồng bào Thủ đô Hà Nội đang gửi niềm tin và hy vọng,đang chờ đón những giải pháp mà ngành và Sở Xây dựng đề xuất để xây dựng Hà Nội với khát vọng hùng cường.

     Mong rằng Sở Xây dựng luôn xứng đáng với truyền thống vẻ vang của những người  xây dựng.

Thủ đô Hà Nội

 

Bài viết trước đó

Bình luận facebook