Thành lập theo Quyết định số 145/BT, ngày 24/8/1982 của Hội đồng Bộ trưởng, thời điểm nước ta vừa bước ra khỏi chiến tranh, đang tập trung tái thiết, bảo vệ tổ quốc trong điều kiện kinh tế Việt Nam bị bao vây, cấm vận. Gắn liền với quá trình đổi mới, Tổng hội xây dựng Việt Nam (XDVN) luôn đồng hành với quá trình xây dựng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Những công trình dấu ấn: Thủy điện Hòa Bình, đập Dầu Tiếng, Kẻ gỗ, công trình phân lũ đồng bằng Nam bộ, các công trình trọng điểm Quốc gia: cầu, hầm, đường giao thông, công trình đô thị,… trong lĩnh vực hạ tầng đều có sự đóng góp không nhỏ và dấu ấn của những cán bộ, chuyên gia, các thành viên trong Tổng hội Xây dựng Việt Nam. Kỷ niệm 35 năm thành lập và bước vào nhiệm kỳ thứ tám (2017-2022), Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã hoạch định phát triển hoạt động của mình gắn liền với quá trình hội nhập, đổi mới của đất nước.
Là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện tập hợp của các tổ chức Hội Chuyên ngành về xây dựng, Hội xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội viên tập thể, Chi hội và hội viên cá nhân là chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng. Với mục đích của Tổng hội là tập hợp cùng nhau đoàn kết, phấn đấu góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phù hợp với quy định của phát luật.
Sau 35 năm xây dựng, phát triển, đến nay Tổng hội XDVN đã có 12 Hội chuyên ngành TƯ, 45 Hội Xây dựng Tỉnh, Thành phố, 12 tổ chức KHCN trực thuộc, trên 50 Hội viên tập thể và Chi hội trực thuộc với hàng vạn hội viên, trong đó 95% có trình độ đại học và trên đại học. Giải thưởng Loa Thành do Hội sáng lập, qua 29 năm tổ chức cho các các cuộc thi “ Đồ án tốt nghiệp đại học ngành kiến trúc- Xây dựng toàn quốc” ngày càng chất lượng và tác động đên tích cực đến các tầng lớp thày cô, sinh viên và xã hội.
Tư vấn phản biện giám định xã hội là một trong những công tác được Tổng hội và các hội thành viên rất coi trọng, Tổng hội đã tích cực tham gia công tác tư vấn phản biện. Điển hình như tư vấn về Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Đất đai…. Ngoài ra, Tổng hội còn chủ động phản biện nhiều vấn đề có tính thời sự như tổ chức Hội thảo “Chống thất thoát trong đầu tư xây dựng: Nhìn từ nhiều phía”; Tham gia hai đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư XDCB sử dụng vốn nhà nước ở các Bộ, ngành, địa phương từ năm 2005-2007”; Đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực thông qua Hội thảo về sân golf; Quản lý đấu thầu liên quan đến nhà thầu và người lao động nước ngoài; Đóng góp ý kiến về Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tổng hội đã phản biện theo yêu cầu của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TPHCM. Những kiến nghị đã được Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hôi chấp nhận, đưa vào thẩm tra trình Quốc hôi. Các Hội Xây dựng tỉnh, thành phố chủ yếu tham gia tư vấn phản biện những dự án, chương trình phát triển kinh tế – xã hội, đóng góp ý kiến cho các phương án kiến trúc và quy hoạch các thị trấn, thị tứ, các thiết kế cơ sở của địa phương; tham gia Hội đồng Kiến trúc và Quy hoạch của tỉnh; tham gia Hội đồng cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư xây dựng, giám sát công trình, cấp phép xây dựng ở địa phương mình; tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới,..
Bình luận facebook